PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS HỒNG PHONG
Video hướng dẫn Đăng nhập

THÁNG 1: GIỚI THIỆU CUÔN SÁCH:

“NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NGÔI SAO CÀNG NHÌN CÀNG SÁNG” – TÁC GIẢ LÊ TRÍ VIỄN

Kính thưa các thầy giáo cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Trong một bài viết của mình, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có những lời so sánh, ví von vi diệu : “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng”. Đó chính là phần mở đầu bài luận văn nổi tiếng của cố Thủ tướng viết để tưởng nhớ tới nhà thơ, người chiến sĩ yêu nước đầy tự hào của dân tộc ta ở thế kỷ 19 - Nguyễn Đình Chiểu.

Những lời viết trên thật chính xác về một nhân cách lớn Nguyễn Đình Chiểu. Tuy cụ Đồ Chiểu đã đi xa, nhưng tác phẩm mà người để lại cho hậu thế vẫn còn nguyên giá trị. Thư viện trường THCS Hồng Phong trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc quyển sách “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng” do giáo sư, nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn viết. Sách gồm 221 trang, khổ 14cm do nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2003. Sách tuy đã xuất bản khá lâu nhưng là một tác phẩm có giá trị cao, được thể hiện rõ nét trong lời văn của nhà giáo nhân dân lê Trí Viễn, người đã có công khảo cứu, tìm hiểu và phân tích sâu sắc để viết lại thành sách.

Giáo sư Lê Trí Viễn là người có nhiều thuận lợi để đi vào thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Ông vốn người miền Nam, sinh và lớn lên ở đó, tuổi trẻ đã sống cuộc sống nông thôn nghèo ngặt và tắm mình trong nền văn hóa, nói như Nguyễn Thông, “kênh chằm lau lách” (xuyên trạch bố vĩ) của đồng quê. Bát cháo hạt cỏ năm đói, nước ăn chân mùa lụt, lội bùn mò cá, câu hát câu hát câu hò, kẻ cả hát bội, dặm câu Minh tâm, tam tự kinh ông từng trải qua và ghi sâu trong lòng, hễ động tới là trào lên. Một mối đồng cảm rất dễ nối ông với văn thơ cụ đồ từ đó.

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao càng nhìn càng sáng là một trong số vài ba chuyên luận hiếm hoi (tính từ Nỗi lòng Đồ Chiểu và Phan Văn Hùm xuất bản năm 1938 đến nay) được cấu tạo, triển khai theo một phương pháp nghiên cứu nghiêm cẩn có tính mẫu mực. Nó đi từ điều kiện xã hội lịch sử cụ thể đến con người, sự nghiệp, cống hiến và vị trí xã hội, văn học. Đến đâu chứng minh đến đấy, chặt chẽ, thuyết phục. Hàng trăm người đã viết về cụ Đồ nhưng ông vẫn có ý riêng và phát hiện mới.

Luận điểm đầu tiên này có ý nghĩa quyết định: Suốt đời cụ Đồ sống trong nhân dân và nhân dân Đồng Nai - Gia Định sống với nhân dân, như nhân dân nên có một bản lĩnh nhân dân vững chắc với một sức chuyển hóa phi thường.

Luận điểm đó đã cơ bản dân tộc hóa, nhân dân hóa Nho giáo để sử dụng nhiều khái niệm Nho với một nội dung khác phù hợp với truyền thống nước nhà từ thuở Lí, Trần. Nó đã chuyển đạo lí trong Lục Vân Tiên thành đạo nghĩa nhân dân chứ không còn là nhân nghĩa Nho giáo.

Trong Dương Từ - Hà Mậu, nó đã nhìn ra vấn đề thực dân Pháp núp sau Công giáo là hiểm họa xã hội chính trị của đất nước bấy giờ, kèm theo nha phiến và xâm lược. Không thể giải quyết tình hình ấy bằng khủng bố mà phải bằng một quan niệm rộng mở: “Đạo là đường, Đường đi nào phải một phương hẹp hòi”. Miễn sao đạo ấy khuyên người ta làm đúng bổn phận làm người, làm dân. Một quan niệm như thế thật hiếm thấy trên thế giới bấy giờ. Tác giả cho đó là chính đạo, một đạo lý nhân dân, và cụ Đồ đặt một vấn đề ý thức hệ chứ không phải bênh vực đạo Nho như ý người khác

Đến khi bổn phận làm người, làm dân ấy trở nên gay gắt trước sự xâm lược của giặc Pháp, thì chính nó đã giúp cụ vượt qua vua, đứng về phía nước và dân. Chính đạo bấy giờ trở nên đạo yêu nước chống giặc của văn thơ yêu nước và Ngư Tiều y thuật vấn đáp.

Ba chặn đường phát triển ấy trong sự tiến lên của tư tưởng cụ Đồ là một quá trình logic kiên cường thật cảm động lồng trong một logic khác càng đáng quý hơn là sự đồng nhất tuyệt vời ở cụ giữa cuộc đời và thơ văn. Đúng là một phát hiện quan trọng.

Đi sâu vào tòa bộ văn chương, còn không ít luận điểm lí thú khác. Ai cũng cho cụ Đồ là người nêu cao vai rò lịch sử lớn lao của người nông dân trong cuộc chống giặc cứu nước hồi đó. Tác giả lại nhấn mạnh tính lịch sử của vấn đề, mặt cảm thụ trước thực tế của cụ và xác định ở cụ không chỉ là sự phục hồi truyền thống mà một tình cảm chính trị có tính chiến lược về quân sự giữ nước của dân tộc. Một nhạy bén mà vua quan cả nước mù tịt nhưng lại sáng rõ ở trí tuệ một ông Đồ mù mắt. Đồng thời tác giả lại khơi lên xúc cảm của cụ qua các hình tượng ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Không chỉ có “dân ấp dân lân” anh hùng mà “con cúi rơm, cái dao phay” cũng thoát nhân vật mà biến thành những anh hùng. Lớn thay, đẹp thay một cảm xúc như thế! Vậy mà cụ Đồ không chỉ co bấy nhiêu tính nhạy: đặt nước, dân trên vua là cũ nhưng lúc này là mới, đặc biệt quan niệm được phụ nữ và trẻ em là thành phần yếu đuối nhất trong xã hội và thương yêu hết lòng; Giáo sư Lê Trí Viễn xem đó là những dự báo chính trị, xã hội hông nhỏ của cụ cho chủ nghĩa xã hội !

Màu sắc miền Nam ở cụ Đồ đã thành đặc trưng. Nơi các tác giả khác cùng quê, nó đương lẻ tẻ với một vài quan điểm chủ yếu là ngôn ngữ và ít nhiều táo bạo trong hình tượng. Tới cụ tất cả thành hệ thống. Tiếng Việt miền Nam; cách dịch chữ Hán một cách ngang tang mà rất đắc để làm giàu tiếng mẹ đẻ; hình tượng hầu như hoàn toàn dân dã, tươi ròng chất sống mà không hề thô kể cả lúc đề cập tới những thực tế lớn lao, âm điệu cũng luôn ngọt ngào với âm vang khoáng đạt của văn hóa miền nam, với con người đã nhẹ bớt cái gánh phong kiến cũ, lặp lại hoàn cảnh sinh sống, giao lưu rộng rãi nơi đất mới tất cả đưa đến một cốt cách riêng có vẻ ngang ngang, nhưng tươi tắn, lực lưỡng. Cũng vói cốt cách ấy, cụ đã đi vào một địa hạt trữ tình cực khó và trữ tình đạo lí và cụ đã thành công vang dội, cũng như cụ đã đạt tới cái chất thẩm mĩ bi hùng cao cả với các bài văn tế và thơ điếu các vị anh hùng chiến sĩ hi sinh trong công cuộc chống giặc buổi đầu đầy bi kịch..

Chuyện luận kết thúc bằng những đóng góp lớn lao của cụ cho cuộc đời, đất nước, nhân dân, văn học, lịch sử. Từ làm người, làm dân đến làm văn, làm thuốc, làm thầy, đâu đâu cụ Đồ cũng xứng đáng ở bậc đứng đầu, đi trước thời đại. Thật là xúc động khi tác giả còn nhắc đến một câu của cụ về phận sự làm người, một câu thơ đáng thiên cổ: Man mác trăm chiều tâm sự, sống những lo trả nợ cho đời; phôi pha một mảnh hình hài, thác rồi bỏ làm phân cho đất.

Trong tác phẩm này có chỗ tác giả hẳn đã cảm lại xúc cảm của cụ và theo phong cách viết văn nghị luận của riêng ông. Trong sách này đã có không ít trang viết có tính nghệ thuật đáng quý, có thể xem là tấm lòng thành kính của ông dâng lên anh hồn của cụ Đồ.

          Quyển sách được viết theo lối chia từng chương, dễ hiểu. Mở đầu nói về triều đình nhà Nguyễn nơi cụ Nguyễn Đình Chiểu sống hết cuộc đời mình, phần giữa quyển sách là sự chuyển biến lớn trong cuộc đời cụ Đồ là chứng kiến cảnh mất nước và sự thối nát của triều đình phong kiến sẵn sàng bán nước cho Pháp, cụ Chiểu đã dùng ngòi bút của mình đã kích bọn bán nước, khóc thương cho dân trong cảnh nước mất, nhà tan, tiếc thương cho những anh hùng hy sinh trong cuộc chiến đánh Tây qua các bài văn tế,…Cuối quyển sách là tất cả những bài viết của cụ Đồ đã được nhà giáo Lê Trí Viễn sâu chuỗi một cách tỉ mĩ, phân tích để người đọc hiểu rõ hơn về một tấm lòng yêu quê hương đất nước của một bậc nho sĩ. Bên cạnh đó làm rõ được sự đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho cuộc đời và vị trí trong văn học Việt Nam. Tuy quyển sách “ Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng” được xuất bản cách đây khá lâu nhưng giá trị của một tài liệu mang tính chuyên khảo, khảo cứu vẫn còn nguyên giá trị, rất bổ ích cho những ai quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp văn học của cụ Đồ Chiểu.

    Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Hồng Phong, ngày 6 tháng 1 năm 2023

      HIỆU TRƯỞNG                                                       NGƯỜI GIỚI THIỆU

 

 

                                                                                             Nguyễn Thị Lương


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để chúng ta tri ân những người thầy, người cô đã cống hiến không ngừng nghỉ cho sự nghiệp trồng người. Trong kho tàng văn học thế giới, có không ít tác ph ... Cập nhật lúc : 7 giờ 39 phút - Ngày 12 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI và cũng chuẩn bị đến ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 em xin thay mặt các bạn trong đội cộng tác viên thư viện giới thiệu tới quý thầy cô cùng c ... Cập nhật lúc : 8 giờ 10 phút - Ngày 2 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Văn hóa đọc không chỉ đơn thuần là việc mở những trang sách mà còn là cách để chúng ta mở rộng tri thức, khám phá thế giới xung quanh và phát triển tư duy sáng tạo. Là nền tảng giú ... Cập nhật lúc : 9 giờ 14 phút - Ngày 1 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Từ xưa đến nay, hình ảnh người thầy luôn tượng trưng cho những chuẩn mực, đạo lý, và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò, thầy c ... Cập nhật lúc : 7 giờ 22 phút - Ngày 23 tháng 9 năm 2024
Xem chi tiết
Căn cứ Quyết định số 3162/QĐ-BGDĐT ngày 22/10/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025; Thực hiện Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 03 ... Cập nhật lúc : 18 giờ 2 phút - Ngày 6 tháng 9 năm 2024
Xem chi tiết
Năm học 2024-2025 là năm học đánh dấu một giai đoạn, một mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển nhà trường đó là tròn 5 năm trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 giai đoạn 2019-2024 ... Cập nhật lúc : 9 giờ 19 phút - Ngày 31 tháng 8 năm 2024
Xem chi tiết
Với mục tiêu “Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, trong những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, trường THCS Hồng Phong - h ... Cập nhật lúc : 10 giờ 4 phút - Ngày 13 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng giáo dục STEM trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, trường THCS Hồng Phong đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện giáo dục STEM trong k ... Cập nhật lúc : 8 giờ 10 phút - Ngày 13 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Trư¬ờng phổ thông cơ sở Hồng Phong đư¬ợc thành lập năm 1966 gồm có 4 lớp (2 lớp 5 và 2 lớp 6) tại trạm xá cũ của xã Hồng Phong thuộc khu Ấp thôn Động Trạch. Tồn tại 2 năm, sau đó chuyển về k ... Cập nhật lúc : 20 giờ 59 phút - Ngày 11 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Nhân kỉ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác, thư viện trường THCS Hồng Phong xin giới thiệu tới các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh cuốn sách viết về Bác, cuốn sách có tên: “Bác Hồ v ... Cập nhật lúc : 9 giờ 29 phút - Ngày 4 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề thi giữa kỳ I Tiếng anh 7
10 đề thi HK II các môn tổ KHTN năm học 2012 - 2013
10 đề thi HK II các môn Lịch sử - Địa lí năm học 2012 - 2013
10 đề thi HK II các môn Ngữ văn và Tiếng anh năm học 2012 - 2013
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Văn năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Địa lí năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2023 - 2024
Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023 - 2024
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2021-2022
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022
Quy chế làm việc năm học 2020-2021
Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2020 - 2021
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021
Kế hoạch khai giảng năm học 2020-2021
Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2019-2020
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020
Kế hoạch tổ chức kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015 đến 2020 tầm nhìn đến năm 2025
Công văn 1069/SGD ĐT-VP của Sở giáo dục Hải Dương ngày 10/9/2015 hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016
Thông tư số:17/2012/TT-BGDĐT ban hành ngày 16/5/2012 quy định về dạy thêm, học thêm
12