UBND HUYÊN NINH GIANG
TRƯỜNG THCS HỒNG PHONG
Số: /KH-THCS
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hồng Phong, ngày 06 tháng 9 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
Phòng, chống thiên tai lụt, bão, thiên tai năm học 2024-2025
Căn cứ Quyết định số 3162/QĐ-BGDĐT ngày 22/10/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025;
Thực hiện Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 03/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương ứng phó bão số 3;
Ban Giám hiệu, Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trường THCS Hồng Phong xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai (lụt, bão…) năm học 2024-2025, cụ thể như sau:
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Công tác phòng, chống thiên tai (lụt, bão…) là công việc chủ động, thường xuyên, được thực hiện trên nguyên tắc phòng ngừa là chính nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất… và kịp thời khắc phục những sự cố do thiên tai (lụt, bão…) gây ra để ổn định các hoạt động của Nhà trường, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ năm học 2024-2025.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh và nâng cao năng lực xử lý tình huống, khả năng tổ chức điều hành tại chỗ, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của cán bộ, viên chức, người lao động (CBVC-NLĐ), học sinh về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai.
Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của địa phương làm tốt việc thực hiện kế hoạch phòng, chống; sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện để ứng phó kịp thời với các đợt bão, lũ có thể xảy ra trong năm.
Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng; duy trì tốt khâu thông tin liên lạc; phân công CBVC-NLĐ trực để tiếp nhận, xử lý tình huống phát sinh và thực hiện sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai (lụt, bão…) cấp trên yêu cầu.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Công tác tổ chức
Kiện toàn Tổ xung kích phòng chống lụt bão năm 2024. Trong đó, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để có trách nhiệm trong việc chỉ đạo, ứng phó kịp thời với những tình huống có thể xảy ra trước, trong và sau lụt, bão.
Thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, các văn bản chỉ đạo của cấp trên; xây dựng kế hoạch, các biện pháp thực hiện và tổ chức phổ biến, quán triệt sâu rộng tới CBVC-NLĐ và học sinh nhằm nâng cao ý thức cho từng cá nhân, tập thể trong công tác phòng, chống lụt, bão.
Chỉ đạo kiểm tra, rà soát các khu nhà điều hành, dãy lớp học, nhà thể chất, phòng học bộ môn… kịp thời di chuyển tài sản về những nơi an toàn; cao ráo; kiên cố… tránh bị hư hỏng khi thiên tai (lụt, bão…) xảy ra; đồng thời chuẩn bị các biện pháp để hỗ trợ, khắc phục khi cần thiết.
Xây dựng phương án huy động về nguồn lực, kinh phí để kịp thời ứng phó với mọi tình huống bất lợi khi thiên tai (lụt, bão…) xảy ra.
Công tác thông tin, tuyên truyền
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng (website, email, zalo…) để các đơn vị và CBVC-NLĐ, học sinh... nắm được tình hình thời tiết, các văn bản chỉ đạo của cấp trên trên; kế hoạch và các biện pháp về phòng chống thiên tai (lụt, bão…) của Nhà trường.
Đưa nội dung công tác phòng chống thiên tai (lụt, bão…) vào phổ biến trong cuộc họp định kỳ, cuộc họp giao ban của Chi bộ Đảng, nhà trường, Đoàn thể để đôn đốc, nhắc nhở các tập thể, cá nhân triển khai thực hiện các nhiệm vụ kịp thời, hiệu quả, đúng quy định.
Nhiệm vụ cụ thể
Thường xuyên rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo, bổ sung kịp thời nhân sự để đảm bảo công tác chỉ đạo, chỉ huy, điều hành phòng chống thiên tai (lụt, bão…) của Nhà trường đúng quy định.
Thành lập đội thanh niên xung kích, đội tình nguyện tuyên truyền và hỗ trợ ứng phó với các tình huống xảy ra trong mùa mưa lũ…
Tổ chức xây dựng kế hoạch, biện pháp và phân công trách nhiệm cho tập thể, cá nhân trong phòng chống thiên tai (lụt, bão…) gắn với tình hình, thực tiễn của Nhà trường.
Phối với với các cơ quan chức năng của địa phương xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, kịp thời tới CBVC-NLĐ, học sinh… về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, kế hoạch, biện pháp phòng, tránh, ứng phó với các tình huống, sự cố khi thiên tai (lụt, bão…) xảy ra nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại.
Thực hiện có hiệu quả phương châm "bốn tại chỗ"(chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và "ba sẵn sàng" chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.
Tổ chức chằng chống nhà cửa, cắt tỉa những cành cây có nguy cơ gẫy đổ; di chuyển các thiết bị đồ dùng dạy học, máy móc… đến nơi an toàn; kiểm tra hệ thống khóa cửa các phòng học, phòng làm việc, lớp học, phòng học bộ môn; che đậy hệ thống cầu dao điện… đảm bảo an toàn trong khi lụt, bão xảy ra.
Mua sắm vật tư cần thiết (như dây thép, tấm ni lông, đèn pin, áo mưa, mũ, ủng...) phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão.
Chủ động cho thông báo học sinh dừng các hoạt động hè khi có bão, lụt xảy ra.
Phân công Lãnh đạo trường; Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bão; CBVC-NLĐ ở đơn vị trực 24/24, xử lý công việc khi có thiên tai (lụt, bão…) xảy ra.
Kiểm kê, đánh giá tình hình thiệt hại; tổ chức khắc phục hậu quả do bão lụt, thiên tai gây ra theo quy định của cấp trên với phương châm nước rút đến đâu tổ chức dọn dẹp vệ sinh đến đó; tập trung mọi nguồn lực để khắc phục thiệt hại, sửa chữa các hạng mục bị hư hỏng, vệ sinh môi trường, ổn định công tác tổ chức và tiến hành công tác giảng dạy, học tập theo đúng tiến độ.
Báo cáo thường xuyên và kịp thời về Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai (lụt, bão…) của cấp trên.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai (lụt, bão…)
Có trách nhiệm lập phương án, kế hoạch điều động nhân lực; phân công, giám sát nhiệm vụ của các tập thể, cá nhân và tổ chức, điều hành công tác phòng chống thiên tai (lụt, bão…).
Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình thông tin về thiên tai (lụt, bão…) trên các phương tiện thông tin đại chúng, sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai (lụt, bão…) của địa phương để kịp thời đưa ra những phương án chỉ đạo cụ thể.
Báo cáo cấp trên những nội dung có liên quan đến công tác phòng chống thiên tai (lụt, bão…).
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai (lụt, bão…); chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả tại hiện trường; xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập đảm bảo chương trình trong thời gian nghỉ do thiên tai (lụt, bão…) xảy ra.
Tổ chức tuyên truyền và vận động CBVC-NLĐ và học sinh thực hiện tốt công tác phòng chống lụt, bão.
Tổ chức trực lãnh đạo khi có bão, lụt, thiên tai xảy ra.
Đoàn Thanh niên; Đội Thiếu niên TPHCM.
Là đầu mối xây dựng kế hoạch, phương án, biện pháp và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị (phòng, khoa, trung tâm…), tổ chức đoàn thể toàn Trường thực hiện công tác phòng chống thiên tai (lụt, bão…), bảo đảm an toàn về người, tài sản, cơ sở vật chất của Nhà trường trước, trong, sau thiên tai (lụt, bão…).
Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho công tác phòng chống thiên tai (lụt, bão…) tại các cơ sở đào tạo của Nhà trường.
Chỉ đạo đội bảo vệ thường trực 24/24, sẵn sàng ứng phó với các tình huống, sự cố khi thiên tai (lụt, bão…) xảy ra.
Nắm bắt tình hình ở các đơn vị và toàn Trường, làm báo cáo kịp thời gửi cấp trên.
Tổ chức trực và phân công lịch trực phòng chống thiên tai (lụt, bão…) và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai (lụt, bão…) theo điều động, phân công của Ban chỉ đạo.
Có trách nhiệm phối hợp với BGH nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch, phương án, biện pháp phòng chống thiên tai (lụt, bão…) và xử lý các sự cố xảy ra.
Tham gia trực, phòng chống thiên tai (lụt, bão…) và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai (lụt, bão…) theo điều động, phân công của Ban chỉ đạo.
Nắm bắt thông tin về phòng chống thiên tai (lụt, bão…) trên các phương tiện thông tin đại chúng, sự chỉ đạo của cấp trên để báo cáo kịp thời về Ban chỉ đạo Nhà trường.
Duy trì tốt khâu thông tin liên lạc. Tổ chức tuyên truyền, thông tin, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng để CBVC-NLĐ và học sinh hiểu, nắm được việc cảnh báo, sự hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó với các tình huống, sự cố khi thiên tai (lụt, bão…) xảy ra.
Trực, phòng chống thiên tai (lụt, bão…) và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai (lụt, bão…) theo điều động, phân công của Ban chỉ đạo.
Công đoàn nhà trường
Là đầu mối có trách nhiệm điều động nhân lực; phân công, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các tập thể, cá nhân theo kế hoạch của Ban chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai (lụt, bão…).
Thường xuyên cập nhật tình hình, thông tin, phổ biến tới CBVC-NLĐ toàn Trường về cảnh báo và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó với các tình huống, sự cố khi thiên tai (lụt, bão…) xảy ra.
Nắm bắt tình hình phòng chống thiên tai (lụt, bão…) tại các đơn vị, báo cáo về Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Nhà trường.
Trực phòng chống thiên tai (lụt, bão…) và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai (lụt, bão…) theo điều động, phân công của Ban chỉ đạo.
Thường xuyên cập nhật tình hình, thông tin, cảnh báo thiên tai (lụt, bão…) tới sinh viên, học viên, đồng thời phổ biến, hướng dẫn sinh viên, học viên các biện pháp phòng tránh, ứng phó với các tình huống, sự cố khi thiên tai (lụt, bão…) xảy ra.
Thành lập đội thanh niên xung kích, đội tình nguyện tuyên truyền và hỗ trợ ứng phó với các tình huống xảy ra trong mùa mưa lũ, bão…
Trực, phòng chống thiên tai (lụt, bão…) và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai (lụt, bão…) theo điều động, phân công của Ban chỉ đạo.
Bộ phận Tài chính kế toán
Phối hợp với các bộ phận trên, xây dựng kế hoạch tài chính, chuẩn bị kinh phí, hướng dẫn các thủ tục thanh toán phục vụ mua sắm thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai (lụt, bão…).
Bộ phận Chuyên môn; GVCN các lớp
Có trách nhiệm tổ chức thông tin, phổ biến, quán triệt tới CBVC-NLĐ và học sinh trong phạm vi quản lý của mình về việc cảnh báo, nâng cao ý thức việc phòng tránh, hạn chế rủi ro, thiệt hại, ứng phó với các tình huống, sự cố khi thiên tai (lụt, bão…) xảy ra.
Xây dựng phương án nghỉ học và học bù đảm bảo chương trình theo quy định với phương châm tạo điều kiện và đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh.
Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, rà soát, đôn đốc các tập thể, cá nhân thực hiện các biện pháp an toàn an toàn về người, tài sản, cơ sở vật chất… thuộc phạm vi đơn vị mình quản lý như chằng buộc hệ thống cửa các phòng học, phòng làm việc; tổ chức di chuyển hoặc che đậy toàn bộ các trang thiết bị, máy móc, đồ dùng giảng dạy và học tập; khóa van nước, ngắt cầu dao điện… đảm bảo an toàn trong khi thiên tai (lụt, bão…) xảy ra.
Báo cáo tình hình phòng chống thiên tai (lụt, bão…) của đơn vị về Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai (lụt, bão…) Nhà trường.
Phân công CBVC-NLĐ thuộc tổ, nhóm mình quản lý tham gia trực, phòng chống thiên tai (lụt, bão…) và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai (lụt, bão…) theo điều động, phân công của Ban chỉ đạo.
Trên đây là kế hoạch phòng, chống thiên tai (lụt, bão…) năm học 2024- 2025. Ban Giám hiệu, Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai (lụt, bão…) Nhà trường yêu cầu toàn thể CBVC-NLĐ và học sinh toàn trường nghiêm túc thực hiện.
Nơi nhận :
Phòng GD&ĐT;
Toàn thể VC-NLĐ và trong trường;
Lưu VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Bùi Thị Tuệ
|